Rủi ro thanh khoản là gì? Cách phòng tránh từ Liquidity Risk

Sự sụp đổ của Silicon Valley Bank (SVB) là một cú sốc lớn đối với thị trường tài chính toàn cầu. Và nguyên nhân chính là đến từ quản trị rủi ro kém hiệu quả, đặc biệt là rủi ro thanh khoản khi SVB quá lạc quan với dự đoán lãi suất. Không chỉ ngân hàng, rủi ro thanh khoản còn là mối đe dọa tiềm ẩn với mọi nhà đầu tư. Vậy rủi ro thanh khoản là gì? Làm sao để quản lý hiệu quả? Hãy cùng Trader Forex khám phá ngay để bảo vệ vốn của bạn nhé.

Thanh khoản là gì?

Trước khi tìm hiểu Liquidity Risk là gì thì các nhà đầu tư nên nắm rõ khái niệm của thanh khoản. Theo đó, thanh khoản hay Liquidity là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong giao dịch Forex, phản ánh khả năng mua hoặc bán một cặp tiền tệ mà không ảnh hưởng đáng kể đến giá của nó. Cụ thể thì:

  • Thanh khoản cao: Thị trường có nhiều người mua và người bán hoạt động tích cực. Lệnh của bạn được khớp nhanh chóng với mức giá gần như không thay đổi so với giá niêm yết. Các cặp tiền chính phổ biến như EUR/USD, USD/JPY, GBP/USD thường có tính thanh khoản cao với spread rất thấp.
  • Thanh khoản thấp: Thị trường ít người giao dịch hơn, khiến lệnh khó được khớp hoặc bị trượt giá (Slippage), khiến giá khớp lệnh khác so với giá đặt ban đầu. Spread thường giãn rộng và làm tăng chi phí giao dịch.
Thanh khoản (Liquidity) đo lường khả năng mua bán nhanh chóng mà không tác động giá
Thanh khoản (Liquidity) đo lường khả năng mua bán nhanh chóng mà không tác động giá

Rủi ro thanh khoản là gì?

Rủi ro thanh khoản hay Liquidity Risk là nguy cơ không thể thực hiện giao dịch theo mức giá mong muốn và vào thời điểm mong muốn, lý do là vì thiếu người mua hoặc người bán trên thị trường.

Ví dụ đơn giản như khi bạn muốn bán cặp EUR/USD với giá 1.1000, nhưng thị trường lại không có ai muốn mua ở mức giá đó. Điều này khiến bạn phải bán với giá thấp hơn, gây thua lỗ không mong muốn.

Rủi ro thanh khoản dễ xảy ra khi giao dịch các cặp tiền ngoại lai exotic như USD/TRY, EUR/PLN hoặc trong các giờ giao dịch thanh khoản thấp như cuối ngày (giờ rollover) và ngày lễ ngân hàng.

Rủi ro thanh khoản là nguy cơ không thể giao dịch đúng giá hoặc thời điểm mong muốn
Rủi ro thanh khoản là nguy cơ không thể giao dịch đúng giá hoặc thời điểm mong muốn

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản là gì?

Phổ biến hiện nay sẽ có 2 nhóm nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro thanh khoản trong Forex, cụ thể như sau:

Nguyên nhân khách quan

  • Biến động lãi suất: Khi lãi suất thay đổi đột ngột, các nhà đầu tư lớn có thể điều chỉnh danh mục, rút vốn hoặc tăng cường giao dịch thì sẽ dẫn đến biến động mạnh và thanh khoản giảm. Ví dụ, quyết định lãi suất của Fed có thể tạo ra sự thay đổi lớn về dòng tiền, từ đó làm thị trường thiếu ổn định.
  • Chính sách tiền tệ: Các quyết định như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thay đổi lãi suất tái chiết khấu hoặc can thiệp vào thị trường ngoại hối của ngân hàng trung ương có thể tác động mạnh đến nguồn cung tiền và thanh khoản trên thị trường Forex.
  • Thời điểm giao dịch không thuận lợi: Vào các giờ thanh khoản thấp như phiên giao dịch Á hoặc thời điểm khoảng 4 – 5 giờ sáng giờ Việt Nam, khối lượng giao dịch thường giảm mạnh. Điều này khiến spread giãn rộng, trượt giá tăng cao và khả năng khớp lệnh thấp hơn.
  • Biến động thị trường do tin tức: Công bố các tin tức kinh tế quan trọng như Non-farm Payrolls, chỉ số CPI hoặc quyết định lãi suất thường khiến thị trường Forex biến động mạnh. Trong các tình huống này, thanh khoản có thể bị thu hẹp nhanh chóng khi các nhà giao dịch lớn tạm dừng giao dịch để đánh giá tình hình.
  • Sự kiện bất ngờ và khủng hoảng tài chính: Các sự kiện địa chính trị như xung đột quân sự, khủng hoảng kinh tế toàn cầu hoặc thiên tai có thể khiến thị trường trở nên dễ vỡ, khi các nhà giao dịch đổ xô bán tháo hoặc rút khỏi thị trường làm thanh khoản sụt giảm.

Nguyên nhân chủ quan

  • Sàn giao dịch hạn chế nguồn cung thanh khoản: Nếu broker không có quan hệ với nhiều nhà cung cấp thanh khoản như ngân hàng lớn, tổ chức tài chính quốc tế, khả năng khớp lệnh của trader sẽ bị hạn chế, đặc biệt trong điều kiện thị trường biến động.
  • Thói quen giao dịch vào thời điểm không phù hợp: Trader chọn giao dịch vào giờ thanh khoản thấp như phiên Á hoặc ngay trước khi các tin tức quan trọng được công bố, làm tăng nguy cơ gặp phải spread giãn rộng và trượt giá.
  • Giao dịch các cặp tiền ngoại lai: Thanh khoản thường thấp hơn với các cặp tiền ngoại lai. Do khối lượng giao dịch của các cặp này hạn chế, bạn dễ gặp phải tình trạng spread giãn rộng và khó khớp lệnh, đặc biệt trong giai đoạn thị trường biến động
  • Không có kế hoạch quản lý vốn và rủi ro hiệu quả: Nếu trader không có chiến lược cụ thể về việc sử dụng Limit Orders hoặc thiết lập mức Stop-loss, họ dễ bị ảnh hưởng bởi biến động giá bất ngờ.
  • Thiếu kinh nghiệm giao dịch trong điều kiện biến động: Nhà giao dịch mới dễ bị cuốn theo tâm lý thị trường, mở lệnh liên tục mà không đánh giá được thanh khoản hiện tại.

Dấu hiệu nhận biết rủi ro thanh khoản trong giao dịch Forex

Trong thị trường Forex, khi thanh khoản suy giảm, bạn có thể gặp phải một số trở ngại đáng chú ý dưới đây:

  • Mở rộng Spread: Đây là tín hiệu dễ nhận thấy nhất. Khi số lượng người mua và người bán giảm, các market maker hoặc sàn giao dịch sẽ mở rộng khoảng cách giữa giá mua (Bid) và giá bán (Ask). Điều này nhằm bù đắp cho rủi ro mà họ phải gánh chịu, dẫn đến chi phí giao dịch của bạn tăng lên đáng kể.
  • Trượt giá: Tình trạng này xảy ra khi giá khớp lệnh cuối cùng của bạn khác với mức giá bạn dự định ban đầu. Nguyên nhân phổ biến là do thanh khoản thấp, khiến lệnh của bạn phải tìm kiếm mức giá có sẵn tiếp theo. Điều này thường gặp với Market Order và có thể ảnh hưởng cả đến lệnh Stop-loss.
  • Khó khăn trong việc khớp lệnh hoặc chỉ khớp một phần: Nếu bạn đặt lệnh với khối lượng lớn, nhưng thị trường không có đủ người mua hoặc bán đối ứng, lệnh của bạn có thể không được thực hiện hoàn toàn hoặc chỉ khớp một phần.
  • Biến động giá thất thường trên khối lượng thấp: Khi thị trường thanh khoản yếu, ngay cả những lệnh giao dịch với khối lượng không lớn cũng có thể gây ra biến động giá mạnh. Điều này khiến giá di chuyển bất thường và tăng rủi ro cho các vị thế của bạn.
Spread giãn rộng, khớp lệnh chậm, không thể đóng lệnh là dấu hiệu rủi ro thanh khoản
Spread giãn rộng, khớp lệnh chậm, không thể đóng lệnh là dấu hiệu rủi ro thanh khoản

Tại sao cần nắm rõ rủi ro thanh khoản trong Forex?

Nhận thức đầy đủ về rủi ro thanh khoản là gì cũng chính là yếu tố sống còn với mọi trader, bởi vì:

  • Tăng chi phí giao dịch: Spread giãn rộng và trượt giá khiến bạn phải trả thêm phí khi vào hoặc thoát lệnh làm giảm lợi nhuận tiềm năng.
  • Khó khăn trong quản lý rủi ro: Khi thanh khoản yếu, lệnh dừng lỗ của bạn có thể không được khớp đúng giá dự kiến dẫn đến tổn thất lớn hơn.
  • Làm gián đoạn chiến lược giao dịch: Nếu không thể vào hoặc thoát lệnh đúng thời điểm, chiến lược giao dịch của bạn có thể bị phá vỡ hoàn toàn.
  • Suy giảm lợi nhuận: Trượt giá trong lệnh chốt lời hoặc chi phí giao dịch tăng cao sẽ làm hao hụt lợi nhuận của bạn ngay cả khi giao dịch ban đầu có lãi.

Chính vì thế, việc bạn bỏ qua rủi ro thanh khoản không chỉ làm suy giảm hiệu quả giao dịch mà còn khiến bạn đối mặt với những thua lỗ bất ngờ. Đó là lý do mọi trader cần hiểu rõ và có kế hoạch quản lý rủi ro này trong mỗi giao dịch.

Xem thêm:

Cách đánh giá Downside Risk để bảo vệ vốn khi thị trường đi xuống

Reinvestment Risk là gì? Hướng dẫn đơn giản cho người mới bắt đầu

Phương pháp quản lý rủi ro thanh khoản hiệu quả trong giao dịch Forex

Rủi ro thanh khoản là một yếu tố không thể tránh khỏi trong giao dịch Forex, nhưng bạn có thể kiểm soát và giảm thiểu tác động của nó bằng các biện pháp sau:

Ưu tiên giao dịch các cặp tiền có thanh khoản cao

Bạn nên tập trung vào các cặp tiền chính. Đây là những cặp có khối lượng giao dịch lớn nhất, đảm bảo spread ổn định và ít biến động bất thường. Bên cạnh đó, hãy hạn chế giao dịch các cặp tiền ngoại lai trừ khi bạn có kinh nghiệm và hiểu rõ rủi ro liên quan.

Chọn thời điểm giao dịch phù hợp

Thực hiện theo các thời điểm dưới không chỉ giúp bạn giảm thiểu rủi ro thanh khoản mà còn đảm bảo chiến lược giao dịch của bạn được triển khai một cách hiệu quả và ổn định.

  • Giao dịch vào giờ cao điểm thanh khoản: Đặc biệt là khi phiên London và New York trùng nhau (khoảng 19h – 23h giờ Việt Nam). Đây là lúc thị trường sôi động nhất với lượng giao dịch lớn, giúp spread ổn định hơn.
  • Tránh giao dịch vào giờ rollover: Thời điểm chuyển giao ngày giao dịch Mỹ (khoảng 4-5h sáng giờ Việt Nam) thường có thanh khoản thấp nhất và spread giãn rộng.

Cẩn trọng khi giao dịch quanh giờ tin tức quan trọng

Nếu bạn không quen với việc giao dịch trong điều kiện thị trường biến động mạnh, hãy cân nhắc đứng ngoài khi có các sự kiện kinh tế lớn như báo cáo Non-farm Payrolls (NFP), quyết định lãi suất của Fed hoặc các dữ liệu lạm phát. Điều này giúp bạn tránh được rủi ro spread giãn rộng và trượt giá bất lợi.

Sử dụng lệnh giới hạn (Limit Orders) thay vì lệnh thị trường (Market Orders)

Lệnh giới hạn giúp bạn xác định trước mức giá mua hoặc bán mong muốn. Lệnh chỉ khớp nếu thị trường chạm đến giá đã đặt, giúp bạn kiểm soát được mức giá khớp lệnh.

Trong khi đó, lệnh thị trường sẽ đảm bảo lệnh của bạn được thực hiện ngay lập tức, nhưng có thể gặp trượt giá trong điều kiện thanh khoản yếu.

Ưu tiên lệnh giới hạn (Limit Orders) để kiểm soát giá tốt hơn so với lệnh thị trường
Ưu tiên lệnh giới hạn (Limit Orders) để kiểm soát giá tốt hơn so với lệnh thị trường

Tránh giao dịch vào thời điểm thị trường thanh khoản thấp

Hạn chế giao dịch trong các ngày lễ lớn như Giáng Sinh, Lễ Tạ Ơn hoặc các giờ thị trường ít sôi động. Trong các thời điểm này, thanh khoản suy giảm mạnh, dẫn đến spread giãn rộng và biến động giá không lường trước.

Theo dõi spread trước khi đặt lệnh

Trước khi vào lệnh, luôn kiểm tra mức spread của cặp tiền bạn muốn giao dịch. Trong điều kiện thị trường bình thường, spread nên ổn định và hợp lý. Nếu spread đột ngột giãn rộng, đây có thể là dấu hiệu của thanh khoản thấp hoặc thị trường biến động mạnh.

Lựa chọn sàn giao dịch uy tín và đáng tin cậy

Trader nên ưu tiên lựa chọn các sàn giao dịch có nguồn cung cấp thanh khoản sâu từ nhiều ngân hàng và tổ chức tài chính lớn. Những sàn này thường cung cấp spread ổn định hơn và khả năng khớp lệnh tốt hơn, ngay cả trong điều kiện thị trường khó khăn.

Kết luận

Rủi ro thanh khoản là một yếu tố không thể tránh khỏi trong giao dịch Forex và mọi trader đều cần hiểu rõ tác động của nó. Thị trường Forex thường rất sôi động, nhưng sẽ có những thời điểm thanh khoản suy giảm dẫn đến spread giãn rộng và trượt giá không mong muốn. Do đó, việc nắm bắt được nguyên nhân rủi ro thanh khoản là gì và áp dụng các chiến lược quản lý hiệu quả sẽ giúp bạn bảo vệ tài khoản và tối ưu hóa kết quả giao dịch. Đừng bỏ lỡ những bài viết hữu ích khác của Trader Forex để trang bị thêm kiến thức và kỹ năng giao dịch hiệu quả hơn nhé.

Bạn thấy bài viết này hữu ích ?
author - Lê Võ Trọng Tú

Tôi là Lê Võ Trọng Tú, một Trader Full Time với đam mê phân tích và nhiệt huyết với những con số. Hãy kết nối và chia sẻ cùng chúng tôi – TraderForex. Tôi không hứa sẽ giúp bạn “giàu nhanh”, nhưng tôi sẽ cung cấp cho bạn những “công cụ” để tạo đà phát triển tốt nhất có thể.

Bài viết liên quan:
Để lại một bình luận