Sàn OANDA là gì? Chi tiết các đánh giá liên quan đến sàn OANDA

Thị trường ngoại hối ngày càng phát triển không ngừng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều sàn giao dịch kém chất lượng nảy mầm. Chính vì thế, trước khi quyết định đầu tư vào sàn môi giới nào đó bạn hãy kiểm tra thật kỹ các vấn đề liên quan để có được lựa chọn đúng đắn. Hiện nay, sàn OANDA cũng là một trong những lựa chọn hàng đầu của trader. Vậy OANDA có gì mà lại hot đến như vậy? Cùng traderforex tìm hiểu kỹ hơn về sàn giao dịch này nhé.

Các thông tin cơ bản liên quan đến sàn OANDA

OANDA là sàn giao dịch forex online được nhiều người biết đến và nổi tiếng trong hơn 20 năm hoạt động. Sàn luôn ưu tiên tính minh bạch, công bằng và nhận được sự ủng hộ của các nhà đầu tư. Sàn môi giới OANDA mang đến cho trader rất nhiều sản phẩm giao dịch phổ biến trên thị trường như Forex, CFDs, hàng hóa và chỉ số.

Sàn bắt đầu cho ra mắt vào năm 1996 và cơ sở chính được xây dựng tại thành phố New York, chịu quy định từ những quốc gia khác nhau như: Hoa Kỳ, Anh, Canada, Úc và Nhật Bản. OANDA luôn đảm bảo tuân thủ đúng các quy định được đề ra, luôn thiết lập bảo mật giúp tài khoản người dùng được tăng cường chắc chắn.

Sàn OANDA có thời gian hoạt động trên thị trường lên đến hơn 25 năm
Sàn OANDA có thời gian hoạt động trên thị trường lên đến hơn 25 năm

Sàn môi giới này còn cung cấp rất nhiều nền tảng giao dịch khác nhau, có cả nền tảng được tự sàn xây dựng và nền tảng MetaTrader 4. Bên cạnh đó, khách hàng được sử dụng toàn bộ tài nguyên giáo dục mà OANDA hỗ trợ và có rất nhiều công cụ trợ giúp cho cuộc giao dịch trở nên thuận lợi, đạt được lợi nhuận cao. Ngoài ra, người dùng có thể liên tục cập nhật những diễn biến mới nhất trên thị trường.

Dưới đây là bảng tổng hợp các thông tin cơ bản về sàn giao dịch OANDA:

OANDA Thông tin cơ bản
Thành lập năm 1996
Quốc gia/ Vùng đăng ký Australia
Quy định ASIC, FCA, FSA, NFA, CIRO, MAS
Yêu cầu tiền gửi tối thiểu $0
Đòn bẩy tối đa 1:50 (US), 1:30 (EU), 1:200 (các vùng khác)
Spread EUR/USD Từ 0.6 pips
Các công cụ giao dịch CFDs trên ngoại hối, chỉ số, hàng hóa, tiền điện tử và trái phiếu
Nền tảng giao dịch Oanda mobile, Oanda web, MT4, TradingView
Phương thức thanh toán Chuyển khoản ngân hàng, thẻ tín dụng/ghi nợ, PayPal
Hỗ trợ khách hàng Điện thoại 24/7, email, trò chuyện trực tiếp

OANDA có phải là sàn giao dịch uy tín hay không?

Để có thể đánh giá sàn OANDA có chất lượng hay không, chúng ta cần phải dựa trên rất nhiều yếu tố khác nhau. Từ đó, đưa ra kết luận cuối cùng về sàn giao dịch này.

Giấy phép hoạt động

Sàn giao dịch OANDA hiện đang sở hữu các giấy phép hoạt động từ các cơ quan pháp lý hàng đầu như: Cơ quan Hành chính Tài chính ở Vương quốc Anh – FCA, Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc – ASIC. Bên cạnh đó, sàn còn nhận về rất nhiều giải thưởng liên quan đến dịch vụ và công nghệ giao dịch. Cụ thể, được tạp chí Financial Times và Investors Chronicle đánh giá là “sàn môi giới ngoại hối tốt nhất” trong ba năm liền.

Hình ảnh về giấy phép hoạt động của sàn OANDA được cung cấp bởi FCA
Hình ảnh về giấy phép hoạt động của sàn OANDA được cung cấp bởi FCA

Bạn có thể tham khảo chi tiết bảng tóm tắt về giấy phép hoạt động ngay dưới đây:

Các quốc gia cung cấp quy định Cơ quan đưa ra quy định Thực thể thực hiện quy định Loại giấy phép Mã số giấy phép
Australia ASIC OANDA AUSTRALIA PTY LTD Market Making (MM) 412981
Anh FCA OANDA Europe Limited Market Making (MM) 542574
Hoa Kỳ FSA OANDA Japan Inc Retail Forex License Director-General of the Kanto Local Finance Bureau (Kinsho) No. 2137
Nhật Bản NFA OANDA CORPORATION Market Making (MM) 325821
Canada CIRO OANDA (Canada) Corporation ULC Market Making (MM) Unreleased

Các chính sách bảo vệ khách hàng tại sàn OANDA

Khi nhận được giấy phép hoạt động của các cơ quan uy tín buộc họ phải tuân thủ đúng các quy định mà nhà cung cấp đưa ra, những quy định ấy đều hướng đến quyền lợi của người dùng, cụ thể:

  • Tách biệt tài khoản – Segregated account: Toàn bộ số tiền mà khách hàng nạp vào sẽ được tách riêng với tài sản của sàn và được lưu trữ tại những ngân hàng uy tín. Thông qua đây đảm bảo nguồn vốn của các nhà đầu tư được an toàn, tránh việc bị đánh cắp.
  • Chính sách bảo hiểm đối với người dùng: Theo như quy định của Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc nên sàn buộc phải tham gia Chương trình Bồi thường đầu tư AFS. Chính vì thế, nếu bạn xảy ra mâu thuẫn hay có tranh chấp với sàn sẽ nhận được khoản bồi thường phù hợp. Không những thế, nhờ vào chính sách của FCA mà khách hàng có thể nhận về mức bồi thường lên đến 85.000 bảng Anh.

Các giải thưởng mà OANDA nhận được

Tính đến thời điểm hiện tại, OANDA đã hoạt động trên thị trường đến hơn 25 năm và đạt được rất nhiều giải thưởng lớn nhỏ. Cụ thể, có đến 35 giải thưởng cao quý, mới đây nhất là sàn môi giới phổ biến nhất năm 2020, sàn môi giới ngoại hối và CFD chất lượng nhất năm 2020 theo đánh giá của Tradingview. Không những thế, OANDA còn đạt được giải Nhà cung cấp dữ liệu ngoại hối chất lượng nhất tại khu vực Bắc Mỹ.

Sàn giao dịch OANDA liên tục nhận về những giải thưởng danh giá
Sàn giao dịch OANDA liên tục nhận về những giải thưởng danh giá

Các sản phẩm giao dịch của sàn OANDA

Hiện tại, sàn forex OANDA đang cung cấp cho khách hàng rất nhiều sản phẩm giao dịch khác nhau, từ đó trader có thể đa dạng danh mục đầu tư và tận dụng lợi thế từ thị trường để mang về lợi nhuận hấp dẫn. Cụ thể các công cụ giao dịch dưới đây:

  • Ngoại hối: Hỗ trợ các cặp tiền tệ phổ biến gồm cặp tiền chính và phụ. Thị trường ngoại hối có quy mô rộng lớn và nhiều cơ hội xuất hiện nên dễ giúp nhà đầu tư kiếm thêm thu nhập từ đây.
  • Chỉ số: Sàn mang đến nhiều chỉ số được yêu thích như: US 500, UK 100, Germany 30. Các chỉ số sẽ thể hiện cho hiệu suất của cổ phiếu và giúp khách hàng đến gần hơn với thị trường thế giới.
  • Hàng hóa: Bao gồm các kim loại quý, năng lượng và nhiều sản phẩm nông nghiệp. Tuy thị trường này thường xuyên xảy ra các biến động lớn nhưng thuận lợi để mang về lợi nhuận.
  • Tiền điện tử: OANDA còn cung cấp nhiều loại tiền điện tử hàng đầu như: BTC, ETH, LTC. Giao dịch tiền điện tử hiện nay rất phổ biến và được nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp quan tâm.
  • Trái phiếu: Bên cạnh đó, sàn môi giới này còn hỗ trợ rất nhiều hợp đồng chênh lệch giá trái phiếu, trong đó có cả Trái phiếu Tresor của Hoa Kỳ, Trái phiếu Gilts Anh và Trái phiếu Euro Bunds. Khi giao dịch với những sản phẩm này có thể giúp bạn đến gần hơn với thị trường trái phiếu và tận dụng biến động để mang về lợi nhuận.
Giao diện giao dịch trên sàn OANDA
Giao diện thông tin giao dịch trên sàn OANDA

Những tài khoản giao dịch trên sàn OANDA

Sàn OANDA mang đến cho tất cả người dùng ba loại tài khoản giao dịch khác nhau, tùy vào nhu cầu và mục đích đầu tư của bạn để lựa chọn được tài khoản phù hợp. Ngoài ra, mỗi loại tài khoản giao dịch sẽ yêu cầu kinh nghiệm khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Tài khoản tiêu chuẩn: Thông thường những người chơi mới sẽ lựa chọn tài khoản này để giao dịch. Đặc biệt, tài khoản tiêu chuẩn không yêu cầu về mức nạp thấp nhất và cung cấp những tính năng chính giúp giao dịch đạt hiệu quả cao hơn. Tài khoản này còn cho phép khách hàng trading với 70+ cặp tiền tệ, hàng hóa và cả chỉ số.
  • Tài khoản Premium: Phù hợp với những nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm giao dịch hơn, hỗ trợ thêm nhiều tính năng và dịch vụ. Riêng với tài khoản này, yêu cầu người dùng nạp vào ít nhất 20.000$ mới có thể bắt đầu giao dịch, mang đến phí chênh lệch hấp dẫn, chi phí trading thấp và quản lý tài khoản riêng biệt.
  • Tài khoản Premium Plus: Mức tiền nạp thấp nhất đối với tài khoản này lên đến 100.000$ và bạn phải đạt được khối lượng giao dịch vượt qua 200 triệu USD. Giúp duy trì giá trị cốt lõi là 40.000$ và hỗ trợ hoàn trả 6.000$, ngoài ra còn cung cấp giảm giá 20% cho việc tài trợ. Đối với tài khoản này sẽ cung cấp những tính năng tốt nhất cho khách hàng. Thật sự thích hợp với các nhà đầu tư có nguồn vốn vững chắc và tham gia với khối lượng lớn mới có thể mang về lợi nhuận tối ưu.

Cụ thể các mức phí của từng loại tài khoản trên sàn OANDA:

Loại tài khoản giao dịch Tiêu chuẩn Premium Premium Plus
Số tiền nạp vào đầu tiên 0$ 20.000$ 100.000$
Khối lượng giao dịch giả định / Lớn hơn 30 triệu USD Lớn hơn 200 triệu USD
Phí spread
Giá trị thật sự 50 triệu USD 40 triệu USD 40 triệu USD
Hoàn trả tính theo khối lượng giao dịch / 4 triệu USD 6 triệu USD
Giảm giá tài trợ / / Giảm đến 20%
Nền tảng giao dịch Web, Mobile, MT4 và Trading View
Công cụ giao dịch AutoChartist, API VPS, AutoChartist, API VPS, AutoChartist, API
Quản lý tài khoản riêng /
Hỗ trợ trading 24/5

Sàn không chỉ cung cấp 3 tài khoản giao dịch chính trên mà còn hỗ trợ cho các nhà đầu tư tài khoản Demo sử dụng miễn phí. Khách hàng có thể tham gia giao dịch bằng tài khoản thử nghiệm mà không lo lắng về những biến động trên thị trường hay rủi ro gặp phải. Sử dụng tài khoản này bạn vẫn có thể dùng hết tất cả tính năng và công cụ tương tự như tài khoản chính. Đây không còn là lựa chọn của những trader chưa có nhiều kinh nghiệm mà còn là nơi để các nhà đầu tư sành sỏi thử nghiệm chiến lược mà không lo thua lỗ nặng nề.

Mức đòn bẩy và chi phí giao dịch trên sàn OANDA

Đòn bẩy

Ở thời điểm hiện tại, OANDA mang đến tỷ lệ đòn bẩy là 50:1 đối với các cặp tiền chính và 20:1 cho các cặp tiền phụ, hàng hóa và cả chỉ số. Thế nhưng, đòn bẩy có thể sẽ thay đổi tùy thuộc vào yêu cầu quy định tại các quốc gia mà sàn đang hoạt động. Lưu ý rằng, tỷ lệ đòn bẩy càng cao sẽ làm tăng mức độ lợi nhuận và thua lỗ, vậy nên hãy tìm hiểu và phân tích thật kỹ trước khi lựa chọn đòn bẩy nhé.

Phí Spread và phí giao dịch

Sàn OANDA áp dụng phí spread biến đổi, từ 0.1 pip đối với các cặp tiền tệ chính. Mức phí này còn có thể thay đổi dựa vào biến động và tính thanh khoản trên thị trường, tuy nhiên nếu so sánh chung thì có phần thấp hơn đối với những sàn môi giới khác.

Sàn giao dịch này sẽ không thu bất kỳ khoản phí trading nào, OANDA sẽ nhận được lợi nhuận từ sự chênh lệch của cuộc giao dịch. Điều này cũng sẽ thu hút rất nhiều khách hàng quan tâm, đặc biệt là những người không muốn chi trả phí giao dịch. 

Chi tiết bảng phí spread của các cặp tiền phổ biến trên thị trường
Chi tiết bảng phí spread của các cặp tiền phổ biến trên thị trường

Phí không giao dịch

Sàn forex OANDA còn tính phí không giao dịch, cụ thể như sau:

  • Phí không hoạt động: Sàn sẽ áp dụng phí không hoạt động là 10 đơn vị của tiền tệ chính trên tài khoản nếu nhà đầu tư không giao dịch trong vòng 1 năm trở lên. Cách tốt nhất bạn nên thực hiện ít nhất một cuộc giao dịch trong khoảng thời gian quy định.
  • Phí tài trợ/rollover: Trong trường hợp người dùng muốn giữ vị thế qua đêm, sàn sẽ tính phí tài trợ/rollover. Mức phí được tính dựa trên khoản chênh lệch lãi suất giữa hai loại tiền tham gia vào cuộc giao dịch đó, sẽ áp dụng công thức sau: kích thước giao dịch x chênh lệch lãi suất x 1/365.
  • Phí chuyển đổi: Khách hàng muốn thanh toán tiền bằng loại tiền tệ khác với tiền tệ chính của tài khoản, sàn môi giới sẽ tính phí chuyển đổi theo như mức giá trung bình của tỷ giá FX, chênh lệch 0.5% dựa trên lợi nhuận hoặc thua lỗ và những khoản phí liên quan khác.

Phí nạp và rút tiền

Sàn sẽ không tính phí thanh toán đối với người dùng. Khi bạn tiến hành rút tiền bằng phương thức PayPal sẽ không tính phí, tuy nhiên rút qua Internet hay Chuyển khoản ngân hàng sẽ bị tính phí mỗi tháng.

Bảng chi tiết về phí rút/nạp tiền đối với các loại tiền tệ phổ biến trên thị trường:

Loại tiền tệ Phí rút tiền cho lần đầu Phí rút tiền những lần sau đó
SGD Không tính phí Không tính phí
CAD CAD 20$ CAD 40$
AUD AUD 20$ AUD 40$
EUR EUR 20€ EUR 35€
GBP GBP 10£ GBP 20£
JPY JPY 2.000¥ JPY 4.000¥
USD USD 20$ USD 35$

Các nền tảng giao dịch trên sàn OANDA

Sàn giao dịch OANDA cung cấp cho khách hàng 4 nền tảng giao dịch phổ biến và tiện lợi nhất như: MT4, OANDA Web, OANDA Mobile và TradingView.

Lựa chọn các nền tảng giao dịch hàng đầu của rất nhiều nhà đầu tư trên sàn OANDA
Lựa chọn các nền tảng giao dịch hàng đầu của rất nhiều nhà đầu tư trên sàn OANDA

MetaTrader T4

Đối với các sàn giao dịch ngoại hối thường sẽ hỗ trợ nền tảng MT4 cho người dùng, cung cấp nhiều công cụ biểu đồ hiện đại và có thể giao dịch tự động. Nền tảng MT4 tại sàn giao dịch này có thể sử dụng trên máy tính để bàn hoặc thiết lập trên thiết bị di động.

>> So sánh 2 nền tảng giao dịch MT4 và MT5: Lựa chọn nào phù hợp hơn cho trader?

OANDA Trading Platform

Sàn môi giới còn đem đến một nền tảng OANDA Mobile độc quyền, người dùng có thể tự do tùy chỉnh và hỗ trợ nhiều công cụ biểu đồ, chỉ báo kỹ thuật kèm với nhiều lệnh giao dịch.

Đối với nền tảng giao dịch OANDA web thì chỉ cần thiết bị của bạn có kết nối internet là có thể sử dụng nền tảng thông qua trang web. Giao diện đơn giản, thuận mắt và dễ dàng thực hiện thao tác, cung cấp nhiều tính năng hiện đại như có thể tùy chỉnh và phân tích diễn biến trên thị trường.

TradingView 

Bên cạnh đó, sàn ngoại hối này còn hỗ trợ cho khách hàng nền tảng Tradingview với những công cụ giao dịch tiên tiến, biểu đồ và chỉ báo được xây dựng trực quan giúp bạn dễ dàng phân tích theo từng khung thời gian khác nhau. Đặc biệt hơn, nhà đầu tư có thể sử dụng Tradingview trên ứng dụng hoặc website, hỗ trợ cài đặt trên hai dòng máy với hệ điều hành iOS và Android.

>> Tìm hiểu thêm về Ninjatrader – Nền tảng tiên phong cho trader hiện đại

Các công cụ giao dịch của OANDA

Sàn giao dịch OANDA còn có rất nhiều công cụ giao dịch trợ giúp quá trình đầu tư được đạt hiệu quả, cụ thể:

  • Đồ thị hiện đại: Với các biểu đồ tại sàn sẽ hỗ trợ phân tích kỹ thuật và chỉ báo.
  • Lịch kinh tế: Thông tin lịch kinh tế được cập nhật nhanh chóng các sự kiện dựa trên thời gian thực tế, còn cung cấp nhiều vấn đề liên quan đến kinh tế và những biến động trên thị trường.
  • Đối tác & VPS: Sàn còn bắt tay với TradingView – nền tảng giao dịch chất lượng, đem lại nhiều thiết bị tiên tiến và biểu đồ phân tích cho người dùng. Không những thế, OANDA còn kết hợp với MotiveWave – nền tảng giao dịch chuyên nghiệp, hỗ trợ nhiều công cụ phân tích và chiến lược đầu tư. Bên cạnh đó, sàn môi giới này còn có dịch vụ máy chủ riêng ảo (VPS) giúp khách hàng thực hiện trading mượt mà không bị lag lắc.
Sàn giao dịch OANDA hỗ trợ nhiều công cụ giao dịch hiện đại
Sàn giao dịch OANDA hỗ trợ nhiều công cụ giao dịch hiện đại

Các hình thức nạp và rút tiền trên sàn OANDA

Bên cạnh những thắc mắc về các nền tảng giao dịch, mức phí và hướng dẫn đăng ký sàn OANDA mọi người còn quan tâm đến những phương thức thanh toán tại sàn. Cụ thể các kênh nạp/rút tiền như sau:

Nạp tiền

Các nhà đầu tư có thể dùng một trong những phương thức nạp tiền dưới đây

  • PayNow/QR Pay: Hình thức này chỉ áp dụng cho các trader tại khu vực Singapore, khi nạp tiền qua phương thức này tiền sẽ lập tức về tài khoản người dùng. Khách hàng có thể nạp thông qua các ngân hàng như: DBS/POSB, Bank of China, Citi, HSBC, Maybank, OCBC, Standard Chartered và UOB.
  • DBS Bill Pay (dùng riêng cho SGD): Đây tiếp tục là hình thức nạp tiền cho cư dân Singapore, tuy nhiên chỉ được phép nạp tiền vào tài khoản với loại tiền tệ SGD.
  • PayPal: Là hình thức thanh toán online được nhiều sàn môi giới sử dụng trên toàn cầu, khi nạp và rút tiền bằng hình thức này tiền sẽ nhanh chóng về tài khoản khách hàng.
  • FAST – Fast and Secure Transfers: Hệ thống thanh toán và xử lý liên ngân hàng dựa trên thời gian thực tại Singapore, tiền chuyển vào tài khoản của trader nhanh chóng với loại tiền tệ SGD.
  • Chuyển khoản ngân hàng: Các nhà đầu tư có thể nạp và rút tiền thông qua chuyển khoản ngân hàng, tuy nhiên phương thức này sẽ mất khoảng từ 1 đến 2 ngày thì tiền với về tài khoản của bạn.
  • Ngân phiếu: Hình thức này chỉ được áp dụng cho quá trình nạp tiền với đơn vị SGD.

Rút tiền

Còn đối với phương thức rút tiền sẽ hạn chế hơn, trader có thể lựa chọn 3 kênh rút tiền sau đây:

  • PayPal: Nhà đầu tư có thể nạp và rút tiền mã hóa thông qua hình thức thanh toán này. Trước khi sử dụng, khách hàng cần tạo một tài khoản PayPal đã được xác thực và kết nối với tài khoản giao dịch trên sàn OANDA. Quá trình rút tiền sẽ được giải quyết trong vòng 1 đến 2 ngày.
  • Chuyển khoản ngân hàng: Bạn có thể rút tiền trực tiếp từ tài khoản giao dịch về tài khoản ngân hàng, thời gian nhận được tiền còn dựa vào quá trình xử lý của ngân hàng mà bạn sử dụng. Sàn OANDA sẽ không áp dụng phí đối với phương thức Chuyển khoản ngân hàng, tuy nhiên bên phía ngân hàng có thể thu phí.
  • Ngân phiếu: Các nhà đầu tư có thể yêu cầu nhận tiền thông qua ngân phiếu, tiền sẽ được chuyển đến địa chỉ mà bạn đã đăng ký. Thường thì quá trình rút tiền sẽ diễn ra từ 7 đến 10 ngày. Thế nhưng, hình thức này có thể áp dụng thêm phí tùy vào địa điểm mà bạn rút tiền.

>> Hướng dẫn sử dụng DeelRise để nhận thanh toán từ giao dịch forex

Dịch vụ chăm sóc khách hàng của OANDA

Các nhà giao dịch có thể liên hệ với bộ phận hỗ trợ khách hàng thông qua nhiều cách thức khác nhau như: địa chỉ email, số điện thoại, Live chat hay các nền tảng mạng xã hội. Sàn hoạt động mọi thời điểm nên bạn cứ yên tâm nhé, người dùng sẽ nhanh chóng nhận được sự trợ giúp từ bộ phận này.

Dịch vụ CSKH của sàn OANDA được nhiều nhà đầu tư đánh giá cao
Dịch vụ CSKH của sàn OANDA được nhiều nhà đầu tư đánh giá cao

Càng nổi bật hơn, sàn OANDA cung cấp rất nhiều ngôn ngữ khác nhau mang đến sự tiện lợi cho các nhà đầu tư. Các ngôn ngữ đó là tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ý, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Thổ Nhĩ Kỳ.

Trader không chỉ nhận được câu trả lời từ bộ phận CSKH mà còn có thể tìm đến mục “Câu hỏi thường gặp – FAQ” tại trang web của sàn để có được đáp án mong muốn. Những câu hỏi thường được mọi người đề cập đến là quản lý tài khoản, nền tảng trading, phân tích kỹ thuật,… Thông qua đây khách hàng sẽ có được câu trả lời ngay lập tức mà không cần phải chờ đợi hồi đáp từ phía dịch vụ hỗ trợ.

Tài nguyên giáo dục tại OANDA

Ngoài những điểm đặc biệt trên, sàn forex OANDA còn cung cấp tài nguyên giáo dục đa dạng đến người dùng, từ đây có thể khám phá thêm nhiều kỹ năng và cập nhật nhanh chóng các diễn biến trên thị trường. Tài nguyên giáo dục mang lại lợi ích lớn cho các nhà đầu tư mới hay đã có nhiều kinh nghiệm.

Một phần quan trọng của nguồn tài nguyên này là Học viện OANDA, hỗ trợ đa dạng nguồn tài liệu như: video, hướng dẫn, buổi hội thảo online, bài viết với nhiều chủ đề khác nhau, từ cơ bản đến nâng cao và các chiến lược giao dịch thông minh.

Bên cạnh đó, OANDA còn mang đến cho người dùng nhiều công cụ và tài nguyên phân tích, trong đó có tin tức thị trường, chỉ số kinh tế, tín hiệu giao dịch để trader nắm bắt được tình hình và đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất. Tài nguyên giáo dục cũng là một yếu tố giúp khách hàng đánh giá sàn forex OANDA có thật sự uy tín hay không.

Ưu điểm và nhược điểm của sàn OANDA

OANDA là một trong những sàn giao dịch lâu đời và có uy tín cao, với các ưu điểm và nhược điểm đáng cân nhắc như sau:

Ưu điểm

  • Uy tín và đáng tin cậy: Sàn đã có thâm niên hoạt động lâu năm trên thị tường và được quản lý bởi các cơ quan tài chính hàng đầu như CFTC, FCA và FSA.
  • Nền tảng giao dịch tiên tiến: Sàn cung cấp các công cụ và nền tảng giao dịch tối ưu, phù hợp cho cả việc phân tích đánh giávà giao dịch trực tiếp.
  • Phù hợp với trader chuyên nghiệp: Đặc biệt phù hợp với những nhà giao dịch có kinh nghiệm lâu năm hoặc những trader tham gia với khối lượng giao dịch lớn.
  • Không yêu cầu mức nạp tối thiểu: Tạo điều kiện cho các nhà giao dịch với mọi mức vốn có thể tham gia.
  • Phương tiện thanh toán đa dạng: Hỗ trợ nhiều phương thức thanh toán thuận tiện cho người dùng.

Nhược điểm

  • Sản phẩm giao dịch hạn chế: Không có CFD cổ phiếu, giảm tính đa dạng cho nhà đầu tư muốn tiếp cận nhiều loại tài sản.
  • Chi phí giao dịch cao: Phí giao dịch tại sàn OANDA vẫn cao so với các sàn khác.
  • Tài khoản giao dịch ít đa dạng: Thiếu các tùy chọn tài khoản phong phú, có thể không phù hợp với tất cả các loại nhà đầu tư.
  • Tỷ lệ đòn bẩy hạn chế: Đòn bẩy không hấp dẫn bằng các sàn cạnh tranh khác.
  • Không hỗ trợ tiếng Việt: Điều này có thể gây khó khăn cho nhà giao dịch Việt Nam.

Tổng kết lại, OANDA là một sàn uy tín và đáng tin cậy cho trader chuyên nghiệp, nhưng có thể không phù hợp cho những ai tìm kiếm sự linh hoạt cao về sản phẩm và chi phí giao dịch thấp.

Các câu hỏi thường gặp liên quan đến sàn giao dịch OANDA

OANDA có lừa đảo không?

OANDA là một sàn uy tín với hơn hai thập kỷ hoạt động và chịu sự giám sát của nhiều cơ quan quản lý uy tín, điều này mang lại sự đáng tin cậy cho các nhà giao dịch. Với các công cụ giao dịch phong phú, nguồn tài nguyên giáo dục, và các loại tài khoản đa dạng, OANDA có thể đáp ứng nhu cầu giao dịch của nhiều đối tượng khách hàng.

Tuy nhiên, OANDA cũng nhận được một số phản hồi tiêu cực liên quan đến chất lượng dịch vụ hỗ trợ khách hàng, sự ổn định của nền tảng giao dịch, và chính sách giá cả. Dù sàn đã có những bước đi nhằm cải thiện những khía cạnh này, nhưng người dùng vẫn nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mở tài khoản.

Tóm lại, OANDA là một lựa chọn uy tín và có tiềm năng, nhưng các nhà giao dịch cần thận trọng và tìm hiểu kỹ để đảm bảo quyết định giao dịch của mình là hợp lý.

Sàn OANDA có thực hiện theo những quy định nào không?

Có, sàn OANDA hiện đang tuân thủ theo những quy định của các cơ quan pháp lý uy tín như: ASIC, FCA, FSA, NFA, CIRO và MAS.

Mức nạp tiền thấp nhất để yêu cầu mở tài khoản trên sàn OANDA là bao nhiêu?

Để biết chính xác yêu cầu tiền nạp tối thiểu để mở tài khoản trên OANDA còn tùy thuộc vào loại tài khoản và quy định của các cơ quan pháp lý. Tuy nhiên, thường thì giao động từ 0$ đến 100.000$.

Sàn đang cung cấp những sản phẩm giao dịch nào?

OANDA hỗ trợ rất nhiều sản phẩm giao dịch phổ biến như: CFD trên ngoại hối, chỉ số, hàng hóa, tiền mã hóa và cả trái phiếu.

OANDA có áp dụng phí Commission không?

Sàn sẽ không tính phí hoa hồng đối với khách hàng, OANDA sẽ thu về lợi nhuận thông qua các chênh lệch giá mua và bán.

Như vậy, toàn bộ thông tin trên của traderforex đã cung cấp mọi thứ liên quan đến sàn OANDA và nắm được các nền tảng, mức phí và nhiều chính sách của sàn. Qua đây cũng biết được sàn môi giới này có thời gian hoạt động lên đến hơn 20 năm, đây là khoảng thời gian khó có sàn giao dịch nào đạt được. OANDA còn mang đến rất nhiều dịch vụ chất lượng cho người dùng cùng với tài nguyên giáo dục đa dạng. Hy vọng bài viết trên cũng giúp bạn hiểu rõ hơn về sàn giao dịch forex OANDA này.

Xem thêm:

Đánh giá sàn FXGT – Điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội đầu tư

GO Markets có phù hợp với nhà đầu tư Việt Nam không?

Bạn thấy bài viết này hữu ích ?
author - Lê Võ Trọng Tú

Tôi là Lê Võ Trọng Tú, một Trader Full Time với đam mê phân tích và nhiệt huyết với những con số. Hãy kết nối và chia sẻ cùng chúng tôi – TraderForex. Tôi không hứa sẽ giúp bạn “giàu nhanh”, nhưng tôi sẽ cung cấp cho bạn những “công cụ” để tạo đà phát triển tốt nhất có thể.

Bài viết liên quan:
Để lại một bình luận